Lời nói có thể khiến trái tim xích lại gần nhau, cũng có thể khiến người ta lạnh lùng xa cách. Rất nhiều bậc cha mẹ khi dạy dỗ con cái thường không chú ý đến điều này, vì vậy họ không đạt được mục đích giáo dục, ngược lại dẫn đến trẻ có phản ứng đối phó.
Dưới đây là 5 điều tối kị khi giáo dục con cái.
1. Không dùng những lời lẽ thô bạo, đao to búa lớn
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, trẻ sẽ rất dễ dàng bắt chước những lời nói suồng sã, thô bạo từ người thầy đầu tiên này, từ đó hình thành nên thói quen xấu và tính cách cục cằn, thô lỗ. Đồng thời, khi phải thường xuyên nghe những lời mắng nhiếc, trẻ sẽ luôn lầm lì sợ sệt và cảm thấy lẻ loi trong chính ngôi nhà của mình.
2. Khi nói chuyện với trẻ không nên tỏ ra thờ, lãnh đạm.
Người lớn đôi khi tỏ ra không mấy quan tâm, thậm chí là bực mình vì những câu hỏi vu vơ của trẻ, vì vậy thường trả lời qua quýt hoặc không trả lời chúng. Tất cả những thái độ cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt này lại khiến trẻ tủi thân vì cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm và yêu thưng đúng mức. Lâu dần, trẻ sẽ không còn mạnh dạn đưa ra câu hỏi, vì vậy tính cách ưa tìm tòi khám phá sẽ dần trở nên thui chột.
3. Tránh nhục mạ trẻ
Ngày từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tránh dùng những câu nói kiểu “Đồ đần độn!”, “Sao ngu thế?!”… khi phê bình hay giáo dục con cái. Những câu nói kiểu này xúc phạm trẻ, khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối và bất mãn, đồng thời làm tổn thưng đến lòng tự trọng của trẻ.
4. Cần tôn trọng ý kiến của trẻ
Khi trẻ đang trình bày lý do hay nguyện vọng, cha mẹ không nên cắt ngang theo kiểu “Im ngay, ba/mẹ không muốn nghe…”. Như vậy, hình thành trong trẻ suy nghĩ phản kháng “ Bố mẹ không nghe mình nói, mình cũng chẳng cần phi nghe bố mẹ nói”.
5. Không lập lờ nước đôi
Khi trẻ đòi hỏi điều gì, cha mẹ cần trả lời dứt khoát, một là một, hai là hai. Khi trẻ thắc mắc điều gì, cha mẹ biết thì nói là biết, không biết thì cần nói không biết và sau khi tìm hiểu phải giải thích lại cho trẻ một cách tỉ mỉ. Thái độ ậm ừ cho qua, hoặc chần chừ thiếu dứt khoát của người lớn khiến cho trẻ cảm thấy không được tôn trọng, không tin tưởng vào cha mẹ mình. Đôi khi, ở trẻ sẽ xuất hiện tâm lý thích đòi hỏi, ỉ ôi để tho mãn sở thích cá nhân.
Trên đây là một số thói quen mà cha mẹ thường dùng khi giáo dục con cái. Nhưng cha mẹ không biết rằng chính cách giáo dục đó của cha mẹ khiến cho trẻ trở nên lì lợm, khó bảo hơn dẫn đến trẻ phản ứng đối phó.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Sưu tầm