5 Kỹ Năng Sống Của Trẻ Mầm Non Mẹ Không Được Bỏ Qua Nếu Muốn Con Mình Phát Triển Tốt

5 Kỹ Năng Sống Của Trẻ Mầm Non Mẹ Không Được Bỏ Qua Nếu Muốn Con Mình Phát Triển Tốt - Trường Mầm Non STEAM KIDS

Kỹ năng sống của trẻ mầm non giúp trẻ ở độ tuổi này có thể thích nghi, và hòa nhập tích cực với cuộc sống. Dưới đây là 5 kỹ năng sống của trẻ mầm non mà các mẹ cần lưu ý, để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

1. Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non

Trẻ mầm non có độ tuổi từ 3 – 5, là cột mốc quan trong trong sự phát triển của trẻ. Môi trường xung quanh bắt đầu mở rộng, các mối quan hệ của trẻ trở nên phong phú, đa dạng hơn. Lứa tuổi này là thời kỳ trẻ phát triển mạnh về di chuyển, vận động, các giác quan và đặc biệt là ngôn ngữ. Trẻ thích quan sát và bắt chước theo những gì đang diễn ra xung quanh. Trẻ cũng thích được thể hiện cái tôi của mình, thích được tự làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, tự ăn, sắp xếp đồ chơi,…

5 Kỹ Năng Sống Của Trẻ Mầm Non Mẹ Không Được Bỏ Qua Nếu Muốn Con Mình Phát Triển Tốt - Trường Mầm Non STEAM KIDS
Tuổi mầm non là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ 

Điểm đáng chú ý là, tuy còn nhỏ, nhưng các bé ở độ tuổi này đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân. Các em có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Bắt đầu tò mò khám phá thế giới xung quanh, trẻ luôn đặt ra nhiều câu hỏi với người lớn về những gì mình thấy được.

Khi đi học, phần lớn các em đã ý thức mình là một thành viên trong tập thể. Trẻ dành hầu hết thời gian để tạo dựng và giữ vị trí của mình với các bạn cùng trang lứa.  Đây cũng là thời kỳ có thể dạy cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản như: Giao tiếp với người xung quanh, tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.

2. 5 kỹ năng sống cần dạy cho trẻ mầm non để con phát triển tốt

2.1. Dạy trẻ cách giao tiếp, ứng xử

Giao tiếp là kỹ năng sống của trẻ mầm non mà cha mẹ phải dạy trước tiên. Kỹ năng này giúp trẻ thể hiện bản thân, và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Thông qua giao tiếp, trẻ phát triển ngôn ngữ , trí tuệ, và học hỏi được nhiều điều. Các em cũng biết cách để làm quen với nhiều bạn bè hơn.

Kỹ năng giao tiếp , ứng xử ở trẻ mầm non không yêu cầu cao như các lứa tuổi lớn. Cha mẹ chỉ cần hình thành cho trẻ thói quen nói lời chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi. Dạy các em biết động viên, chia sẻ cùng người khác. Hơn nữa, cũng cần dạy trẻ biết cách ứng xử với từng đối tượng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như, khi giao tiếp với ông bà, cha mẹ và người lớn trẻ phải biết vâng lời, lễ phép, biết chào hỏi khi đi học và lúc đi học về. Khi giao tiếp với bạn bè, trẻ phải biết chan hòa, chia sẻ và giúp đỡ bạn.

2.2. Dạy trẻ biết tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân

Ở độ tuổi mầm non này, trẻ đã có nhận thức ban đầu về cuộc sống xung quanh. Trẻ làm được những việc cơ bản để tự chăm sóc bản thân, nếu có sự hỗ trợ từ cha mẹ. Do đó, hãy tạo điều kiện, động viên để trẻ tự làm một số việc phù hợp với lứa tuổi. Đó có thể là tự phục vụ bản thân, chẳng hạn như: Trẻ tự xúc ăn, tự lấy nước uống, tự lấy đồ ăn trong tủ lạnh, tự đánh răng , tự đi ngủ. Cha mẹ không cần phải ở bên khi trẻ đi giày dép.

5 Kỹ Năng Sống Của Trẻ Mầm Non Mẹ Không Được Bỏ Qua Nếu Muốn Con Mình Phát Triển Tốt - Trường Mầm Non STEAM KIDS
Dạy trẻ biết tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân

Hãy dạy trẻ biết tự đội mũ khi ra ngoài nắng, và tự mặc quần áo. Những việc này lúc đầu có thể khó khăn với trẻ, nhưng mẹ cứ yên tâm, theo thời gian, trẻ sẽ dần quen và thao tác trở nên thuần thục hơn. Khi trẻ đã biết tự phục vụ, tự chăm sóc mình thì cũng là lúc các em dần hình thành cho mình tính tự lập rất cần thiết cho cuộc sống sau này. Vì vậy, tự phục vụ bản thân là một kỹ năng sống của trẻ mầm non quan trọng, mà các mẹ đừng quên dạy con mình nhé!

2.3. Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Đây là kỹ năng sống của trẻ mầm non vô cùng quan trọng, cần thiết trong một xã hội phức tạp như hiện nay. Mẹ nên dạy trẻ biết phân biệt khu vực nào, đồ vật, con vật nào, tình huống nào là nguy hiểm. Dạy trẻ biết xử lý làm sao khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những người và nơi nguy hiểm, biết tìm trợ giúp khi bị bắt cóc , hoặc thậm chí là trong các trường hợp bị xâm hại.

2.4. Dạy trẻ trồng cây và chăm sóc động vật

Con người và thiên nhiên cần phải sống hòa hợp với nhau, không thể tách rời. Một đứa trẻ biết yêu thiên nhiên , có lòng bảo vệ môi trường thì tâm hồn luôn luôn cao đẹp. Vì vậy, kỹ năng sống của trẻ mầm non không thể không gắn liền với môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ. Những kỹ năng như trồng cây, chăm sóc vật nuôi – tuy đơn giản, nhưng giúp bồi dưỡng cảm xúc tích cực ở trẻ, từ đó, trẻ học cách tư duy, tự lập, quan tâm, yêu thương và chăm sóc người khác.

2.5. Dạy trẻ biết giúp đỡ và chia sẻ với những người xung quanh

Biết giúp đỡ và chia sẻ là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Nếu một đứa trẻ không biết cách giúp đỡ và chia sẻ với người khác, thì khi lớn lên sẽ rất cô đơn, khó hòa nhập xã hội. Dạy kỹ năng này cho trẻ không khó. Đơn giản là cha mẹ chỉ cần làm một tấm gương tốt cho con, bởi vì trẻ thường bắt chước theo những gì mình quan sát.

5 Kỹ Năng Sống Của Trẻ Mầm Non Mẹ Không Được Bỏ Qua Nếu Muốn Con Mình Phát Triển Tốt - Trường Mầm Non STEAM KIDS
Giúp đỡ mọi người là một kỹ năng sống của trẻ mầm non

Trẻ mầm non có thể giúp đỡ cha mẹ bằng nhiều cách. Chẳng hạn trẻ có thể tự ăn, tự cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn, tự mặc quần áo, và giúp bố mẹ thu dọn đồ . Khi chơi với bạn bè hoặc anh chị em khác, nếu trẻ tranh giành đồ chơi thì hãy nhắc nhở trẻ chia đều sao cho công bằng. Khi thấy người khó khăn hoặc yếu thế, hãy gợi ý trẻ giúp đỡ bằng nhiều cách khác nhau.

Có rất nhiều kỹ năng sống của trẻ mầm non mà các mẹ cần dạy con, 5 gợi ý trên đây là những kỹ năng cần thiết nhất, gắn bó với cuộc sống thường ngày của trẻ. Bằng cách dạy con biết cách giao tiếp, tự bảo vệ và chăm sóc bản thân, yêu thương thiên nhiên và biết chia sẻ với những người xung quanh, trẻ sẽ có nền tảng hình thành nhân cách tốt đẹp trong tương lai.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon