Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều trải qua những thay đổi tâm sinh lý khác nhau. Những đứa trẻ đặc biệt khó dạy không phải bởi vì chúng hư hỏng mà là vì chúng đang trưởng thành.
Đặc điểm tâm sinh lý của những đứa trẻ từ 1-3 tuổi ra sao? Các bậc cha mẹ nên dạy dỗ chúng thế nào? Hãy lắng nghe những chia sẻ sau đây nhé:
1. Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con trong giai đoạn 1-2 tuổi
Hẳn ai cũng biết về sự ngỗ nghịch của những đứa trẻ ở độ tuổi lên 2, những biểu hiện nổi bật là: luôn bắt đầu bằng từ “không”, hay ăn vạ, chơi xấu, khăng khăng cố chấp, luôn muốn chiếm hữu đồ, ích kỷ, ngang ngược.
Các bé không hề hư hỏng chút nào, cũng không phải có ý muốn hành hạ người lớn hay không biết đúng sai đâu. Đối với những cậu ấm cô chiêu nhỏ này, trong sách chủ yếu đưa ra các phương pháp giáo dục hời hợt kiểu đi đường vòng.
An toàn là hàng đầu
Thay vì chỉ cảnh báo với bé rằng không được chơi hay nghịch ngợm thứ gì đó. Hãy tự mình khóa hoặc che đậy lại những thứ gây nguy hiểm cho bé.
Đừng làm khán giả
Khi bé lăn lộn ăn vạ, cha mẹ đừng làm khán giả cho bé. Không có khán giả thì những “diễn viên” này cũng chẳng còn “đất diễn” nữa.
Đừng lấy đá chọi đá
Nếu bạn hỏi “Con có muốn đi tắm không?”. Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Bạn có thể đổi thành cách khác “Con muốn chơi với con vịt này hay với cái xô nước này ở trong bồn tắm?”.
Hãy tự thư giãn bản thân
Khi bạn quá mệt mỏi, quá buồn ngủ, hoặc quá đói, bạn cũng sẽ giống như đứa trẻ vậy, rất dễ nổi nóng. Hãy đối xử với bản thân như với một đứa trẻ, khi bạn sắp rơi vào tình trạng “cảm xúc tồi tệ”, hãy thư giãn và nạp năng lượng cho mình.
2.Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con trong giai đoạn 3 tuổi
Đứa trẻ 2,5 tuổi thường không ngừng gây ồn ào, nhưng khi sắp sang 3 tuổi chúng lại đột nhiên trở nên bình tĩnh và lịch sự. Bé sẽ thường xuyên nói chuyện hoặc đưa ra yêu cầu. Bé cười nhiều hơn khóc. Bé cũng dễ thỏa hiệp với những yêu cầu của bạn hơn.
Khi 3 tuổi, phần lớn cảm xúc về tâm sinh lý của bé đã tương đối ổn định. Lúc đó chúng đã có ý thức rõ ràng về tự ngã của mình. Tất nhiên, khái niệm về tự ngã này có quan hệ rất lớn đến cách đối xử của người khác với bé. Lúc này, thái độ cự tuyệt của bé đã giảm, thay vào đó là sự chia sẻ hoặc phụ thuộc, nhưng bé cũng cảm nhận được sự trưởng thành và sức mạnh của bản thân.
Tuổi lên 3 cũng là “tuổi của chúng mình”, bé sẽ thích nói chuyện, chúng ta cùng đi bộ, cùng nhau làm gì, điều đó khiến bé có cảm giác phụ thuộc.
Bé cũng trở nên thích chia sẻ. Một đứa trẻ trước đây có vẻ như rất thích chơi một mình thì bây giờ lại rất hay nói chuyện với mẹ, mẹ làm giúp con nhé, hoặc mẹ làm cho con xem. Bé thích chơi với những đứa trẻ khác, nhưng người mà bé thích chơi cùng nhất là mẹ. Nhất là rất muốn mẹ bỏ hết mọi việc mà tập trung sự chú ý vào bé, kể chuyện cho bé nghe, cùng chơi đồ chơi với bé, hoặc ở bên cạnh bé, điều này khiến bé rất vui.
Nguồn: Sưu tầm