Dạy Trẻ “Đánh Chừa”, Con Học Cách Đổ Lỗi Cho Hoàn Cảnh

Dạy Trẻ "Đánh Chừa", Con Học Cách Đổ Lỗi Cho Hoàn Cảnh - Trường Mầm Non STEAM KIDS

Khi trẻ ngã, thói quen của nhiều mẹ là dạy con “đánh chừa” đồ vật vì “làm em ngã”. Tuy nhiên, cách dạy này có tác hại vô cùng lớn tới nhận thức và nhân cách của trẻ sau này.

1. Dạy con “đánh chừa” xoa dịu nỗi đau hay làm hư con?

Dạy Trẻ "Đánh Chừa", Con Học Cách Đổ Lỗi Cho Hoàn Cảnh - Trường Mầm Non STEAM KIDS
Con bị ngã mẹ cần bình tĩnh

“Đánh chừa” một trong những thói quen dạy con của nhiều mẹ hiện nay và không lấy làm lạ, nếu nhà bạn có một em bé, bạn sẽ nghe thấy điều này nhiều hơn từ người nhà và thậm chí cả người ngoài.

Chúng ta luôn nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ chưa biết gì, khi con ngã để xoa dịu nỗi đau cho con, mẹ thường đánh chừa vào đồ vật mà con va phải và ngã. Trẻ học rất nhanh, trẻ sẽ “đánh chừa” theo bạn và hết khóc. Nhiều lần như vậy, hễ trẻ bị ngã, trẻ luôn dùng tay đánh chừa vào đồ vật và thậm chí, trẻ có thể “đánh chừa” người nào không làm trẻ vui.

Như vậy, vô tình, cha mẹ đang dạy con đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho mọi người thay vì tự chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Việc trẻ bị ngã là do trẻ sơ ý khiến con bị ngã, điều này là do lỗi của trẻ, hoàn toàn không do lỗi của đồ vật.

Cũng theo giáo sư Kelly, chuyên gia phân tích não bộ baby center, Mỹ khuyên, việc xử lý sai khi con bi ngã sẽ dạy bé đổ lỗi cho hoàn cảnh và không bao giờ bé nghĩa rằng bé sai. Và mẹ cũng không thấy làm lạ khi bé bị lần 2, bé lại khóc và đợi bạn bênh vực bé.

Thói quen này của mẹ, không chỉ khiến con thiếu trách nhiệm, ỷ lại mà nó còn gây nên hành vi thiếu tự tin trong các tình huống cuộc sống.

2. Khi bé ngã, mẹ nên làm gì?

Trẻ bước vào giai đoạn tập lẫy, bò, đứng, đi, chạy bé sẽ ngã rất nhiều. Đặc biệt là giai đoạn tập đứng trở đi, tần suất bé ngã sẽ tỷ lệ thuận với sự hiếu động của bé. Vì vậy, khi bé ngã, mẹ nên giảm tối đa hành động “đổ lỗi” cho đồ vật nào đó và dạy bé phải tự học và có trách nhiệm với hành động của mình.

Dạy Trẻ "Đánh Chừa", Con Học Cách Đổ Lỗi Cho Hoàn Cảnh - Trường Mầm Non STEAM KIDS
Đỡ bé dậy ngay sau khi bé ngã

– Đến bên bé ngay khi bé ngã và tuyệt đối không “đánh chừa” bất kỳ đồ vật gì. Việc bạn đến ngay bên bé sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm và không sợ hãi.

– Đỡ bé dậy và để bé cố gắng dùng lực bản thân tự đứng dậy.

– Bạn đừng vội an ủi bé, hãy xem hành động của bé, chắc chắn bé sẽ kêu đau, chỉ vào nơi bé bị ngã, vào vết thương trên người. Mẹ hãy bình tĩnh kiểm tra xem bé đau như thế nào, mức độ đau ra sao, sau đó nghiêm túc nói với bé rằng, “lần sau con phải cẩn thận hơn nhé” “Nếu con không cẩn thận, con sẽ ngã đau hơn đó”.

Nhiều mẹ cho rằng, bé còn nhỏ chưa hiểu gì, nhưng thực ra từ 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu học hành vi của người lớn, do đó bé hoàn toàn hiểu mẹ nói và mẹ sẽ ngạc nhiên khi trong những lần sau, mẹ tiếp tục áp dụng nghiêm việc khuyến khích bé tự nhận trách nhiệm khi ngã, bé sẽ chỉ khóc 1, 2 lần và khóc nhỏ, sau đó tự đứng dậy và chơi. Hy vọng bài viết trên một phần giúp cho các mẹ có cách nhìn nhận đúng đắn trong nuôi dạy con.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon