Thời tiết lúc giao mùa khiến nhiệt độ thất thường hay lạnh vào ban đêm và sáng sớm. Trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh lệch nhau khá nhiều nên rất dễ khiến trẻ bị mắc bệnh cảm cúm.
A. Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp do virut cúm gây ra. Siêu virut cúm thường có trong nước bọt, nước mũi người bệnh. Cảm cúm lây truyền rất nhanh từ người bệnh sang mọi người xung quanh.
Khi con trẻ bị cảm cúm thì rất có thể sẽ bị sốt kèm theo đó là triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng và nhức mỏi chân tay, toàn thân. Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi sẽ làm trẻ cực kỳ khó chịu.
B. Phòng tránh bệnh
+ Giữ ấm cho trẻ: Các mẹ luôn phải giữ ấm cho trẻ vì khi thời tiết thay đổi rất dễ làm trẻ bị cảm lạnh, giảm miễn dịch. Các vị trí cần giữ ấm nhất là đầu, cổ, ngực, bàn tay, bàn chân.
+ Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Rửa tay chân thường xuyên cho trẻ bằng xà bông trước khi ăn và chơi đùa. Các vật dụng và đồ chơi của trẻ cùng cần phải rửa dọn thường xuyên.
+ Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người: Vào thời gian này trẻ rất nhạy cảm vì thế rất dễ bị cảm cúm khi tiếp xúc với nhiều người. Đặc biệt là những người có biểu hiện cảm cúm.
+ Không cho trẻ ăn uống đồ lạnh: Tránh cho trẻ ăn những đồ được lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Nên cho trẻ uống nước ấm.
+ Bổ sung Vitamin C cho trẻ: Vào thời tiết giao mùa thì trẻ rất cần được bổ sung vitamin C nhằm tăng đề kháng giúp trẻ tránh được các bệnh cúm. Vitamin C thường có trong một số rau củ quả như: Quả cam, rau bắp cải, rau bina…
+ Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho con trẻ giúp ông bố bà mẹ có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.
C. Cha mẹ cần lưu ý
+ Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.
+ Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.
+ Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể thực hiện việc xông hơi cho trẻ.
+ Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
+ Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ nên tham khảo thêm và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.