Tại Sao Cần Giáo Dục Cho Bé Từ Lúc 0 Tuổi

Tại Sao Cần Giáo Dục Cho Bé Từ Lúc 0 Tuổi - Trường Mầm Non STEAM KIDS

Bố mẹ có biết giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi được coi là thời kỳ vàng để giúp bé phát triển trí não. Cùng con khám phá thế giới từ những điều rất giản đơn nhé.

🌻 Bạn có biết trọng lượng não của bé khi mới sinh chỉ nặng 350gr, đến lúc 1 tuổi não bộ của bé nặng 900gr. Bé 2 tuổi trọng lượng não bằng 80% trọng lượng não của người trưởng thành. Đến lúc bé 6 tuổi bé có một bộ não như người trưởng thành tương đương 1300gr.

Giai đoạn 0 tuổi là giai đoạn não bộ của bé phát triển mạnh nhất, chính vì vậy bố mẹ có thể dễ dàng cung cấp cho con bất kỳ thông tin gì mà chúng ta muốn. Bé nhanh chóng tiếp thu mà không cần bất kỳ sự cố gắng hay nỗ lực nào hết. Tốc độ ghi nhớ và xử lý thông tin của bé trong giai đoạn này nhanh đến mức bạn sẽ bị bất ngờ. Sự thật này đã được kiểm chứng trên hàng triệu, hàng triệu đứa trẻ và trên hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới.

⚡ Về mặt khoa học thần kinh thì giáo dục sớm có vai trò quan trọng, nó giúp kích thích các chức năng của não bộ trong giai đoạn não của bé đang dần hoàn thiện. Khoa học thần kinh đã chứng minh não có tính dẻo. Điều này chứng minh não có khả năng thay đổi, tái cấu trúc và liên kết các nơ-ron để đáp ứng với sự tương tác của môi trường. Do đó giáo dục 0 tuổi là cách thức tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đứng về phương diện sinh học, nhà sinh học nổi tiếng người Nga, Paplop cho rằng: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ ba mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất hai ngày”. Câu nói có nghĩa là, giáo dục sớm cho trẻ phải bắt đầu ngay từ 0 tuổi, khi vừa lọt lòng. Không nên vì lo lắng giáo dục sớm sẽ ảnh hưởng đến bộ não còn non nớt của trẻ mà để trẻ đến 2 – 3 tuổi mới bắt đầu giáo dục, bởi lúc này não của bé hoàn toàn có đủ cơ sở và điều kiện sinh lý để tiếp thu giáo dục sớm.

Tại Sao Cần Giáo Dục Cho Bé Từ Lúc 0 Tuổi - Trường Mầm Non STEAM KIDS

👉 Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn cho trẻ học từ sớm khi quá trình học đến với chúng một cách tự nhiên nhất thông qua việc khám phá thế giới xung quanh mỗi ngày. Glenn Doman có nói “Trẻ con thích học, thật sự là trẻ thích học hơn là ăn”. Trong thời đại công nghệ thông tin, nơi mà mỗi phút chúng ta tiếp nhận thêm rất nhiều thông tin mới, chúng ta không bao giờ biết hết mọi thứ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải khơi dậy sự hứng thú với việc học của trẻ để chúng có thể chủ động tiếp nhận và học hỏi những điều mới và bổ ích trên đường đời của chúng sau này. Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Nếu dạy những đứa trẻ yêu thích học hỏi, chúng có thể học tất cả những gì chúng muốn”.

Giáo dục sớm là cách giúp bé trở nên linh hoạt, lanh lợi hơn, phát huy khả năng thiên phú cho con chứ không nhằm mục đích mong muốn bé trở nên thiên tài, đồng thời biết cách tương tác tạo sự gắn kết với gia đình. Bố mẹ cần ghi nhớ kỹ điều này để cùng con tạo nên thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi lọt lòng nhé!

👏 Tích cực đọc sách cho con nghe và cho con chơi với sách để tạo thói quen yêu thích sách cho con ngay từ nhỏ.

BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN TỪ SỚM

1️⃣ Đầu tư thời gian cho con.

Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để làm bạn với con, trò chuyện để hiểu con hơn và khoản này cần phải được đầu tư ngay khi con vừa chào đời. Hoạt động trò chuyện giúp trẻ phát triển năng lực giao tiếp và não bộ, trẻ thường học hỏi thông qua giao tiếp với cha mẹ, ở đó trẻ học về ngôn ngữ, cách biểu cảm khuôn mặt, cảm xúc của bố mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ được dành thời gian quan tâm có xu hướng sống tình cảm và dễ mở lòng tâm sự với bố mẹ hơn.

Tại Sao Cần Giáo Dục Cho Bé Từ Lúc 0 Tuổi - Trường Mầm Non STEAM KIDS

2️⃣ Kích thích trải nghiệm mọi giác quan của con.

Hãy để con được khám phá thế giới, được chạm tay, được ngắm nhìn mọi thứ, đôi khi hãy để con “giật mình” bởi những âm thanh xung quanh. Thông qua việc tiếp xúc với thế giới bằng những giác quan, não bộ của trẻ sẽ thu thập đầy đủ thông tin, tăng khả năng tư duy cho con.

3️⃣ Dùng lời nói chuẩn mực để dạy con.

Khi dạy con, bố mẹ cần dùng từ ngữ lịch sử, nhẹ nhàng, hãy để trẻ luôn được lắng nghe những lời dịu dàng, tránh những lời nói khiếm nhã nhé bố mẹ.

Nguồn: Sưu tầm

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon